TIN: LOA CHO QUÁN CAFE, LOA CHO NHÀ HÀNG, KHÁCH HÀNG LẮP ĐẶT LOA

Tìm hiểu về sơ đồ cấu trúc dàn âm thanh tại gia

Loa Goldsound , 26-11-2015

 
Khi đứng trước một dàn âm thanh tại gia với cả khối thiết bị và sự chằng chịt của những sợi dây jack nối khác nhau thì bạn sẽ không thể không ngỡ ngàng và lúng túng. Sự liên kết bộ phận và linh kiện trong dàn âm thanh nó sẽ luôn là điều quan trọng để quyết định chất lượng âm thanh được phát ra.
 

 
Biết được tầm quan trọng đó thì trong bài viết này thì tôi sẽ hướng dẫn cho bạn ( những người mới vào nghề  ) thế nào là một sơ đồ cấu trúc của một dàn âm thanh tại gia.
 
Sơ đồ cấu trúc cơ bản của một dàn âm thanh tại gia
 
 
1. Source ( nguồn âm )
 
Định nghĩa Source đơn giản nhất đó là nguồn phát ra âm thanh. Ví dụ như là : nhạc cụ, microphone,  máy nghe nhạc, thiết bị audio,…
 
2. Mixer ( Bàn trộn âm thanh )
 
Mixer được giới chuyên môn gọi là bàn mixer hay bàn trộn âm thanh. Đây là một khái niệm vừa cũ lại vừa mới, vì sao lại nói như vậy. Bởi vì với dân trong nghề không ai lại không biết công cụ này, theo một chuyên gia trong ngành Audio thì một bản nhạc hay được ra đời thì ngoài việc bản nhạc đó được các nhạc sĩ tài ba viết ra còn có sự góp mặt không nhỏ của mixer
 
 
Mixer chuyên dùng trong Karaoke, nó có thể trộn, chỉnh giữa nhạc và lời bài hát, chỉnh cân đối và hài hòa giữa nhạc và lời sẽ làm cho chất lượng bài hát lên cao nhất. Theo những kỹ sư trong nghề cho biết, khi thu nhạc người ta thu riêng từng lời, nhạc, có nơi còn thu theo từng nhạc cụ,…Sau đó người ta mới trộn (mix) chúng lại với nhau, lúc đó bài hát mới được cho ra đời.
 
3. Processor
 
 
Processor được gọi nôm na là bộ xử lý tín hiệu số là bộ vi xử lý có thể lập trình cho một mục đích chuyên dụng nào đó, nó được thiết kế để điều khiển theo thời gian thực luồng truyền liên tục của một khối lượng lớn dữ liệu số nhằm cải tiến chất lượng hay sửa đổi, bổ sung theo những yêu cầu riêng. DSP được dùng rộng rãi để xử lý dòng dữ liệu liên tục của âm thanh, video và đồ họa.
 
4. Amplifier
 
 
Amplifier hay Amply  có thể hiểu đơn giản là thiết bị khuếch đại tín hiệu điện, tức là bạn đưa vào nó 1 tín hiệu điện vào, nó sẽ khuếch đại tín hiệu đó lên và đưa ra thiết bị phát (loa, tai nghe). Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng nó là cái đèn pin thần kỳ của Doreamon vậy. Khi chiếu vào một vật thì nó bỗng dưng trở nên to lớn. Amply cũng có chức năng tương tự.
 
5. Speaker ( Loa )
 
Speaker hay còn gọi là loa. Là công cụ chuyển đổi các dao động điện thành giao động sóng âm giúp tai chúng ta có thể nghe được. Nó sẽ đứng ở vị trí cuối cùng trong chuỗi truyền tải tín hiệu. Có thể nói là thiết bị đại diện cho kết quả phát, thu và truyền âm thanh bên trong chuỗi. Sự chuyển đổi từ sóng âm thành sóng điện sẽ do thiết bị microphone đảm nhiệm, thì bây giờ nó sẽ được tái tạo ngược tại Loa.